Nhà thư pháp Lê Thiên Lý- một người nặng lòng vì Thư Pháp Việt

Nghe bạn bè giới thiệu tôi đến tìm nhà thư pháp Lê thiên lý ở số 8 ngõ Hàng Gà xin ông chữ Đức. Chữ Đức là chữ cha tôi khi còn sống thường ngày dạy bảo , mong chúng tôi sống có Đức độ với gia đình với họ hàng với làng nước, sống Đức độ với đồng nghiệp , nay tôi muốn hiểu sâu sắc hơn để dạy bảo con cháu.

Trước mặt tôi là một người bình dị , quắc thước , phong thái ung dung nho nhã . Sau khi nghe nguyện vọng của tôi, ông lấy bút nghiên, mực Tầu, giấy đỏ rồi viết. Vừa viết ông vừa giảng giải về chữ Đức, triết tự tỷ mỉ rành rẽ về ý nghĩa của từng nét chữ . Chữ Đức được hợp thành bởi 5 bộ thủ : bộ “xích” muốn nói người có Đức phải bước đi khoan thai , đĩnh đạc , chuẩn mực thước ; chữ “thập” muốn nói người có Đức phải là người thập toàn , mười phân vẹn mười, phải là người nhìn xa trông rộng khắp bốn phương tám hướng, giỏi giang; chữ “mục” muốn nói người có Đức phải có cái nhìn tinh tường , biết phân biệt phải trái đúng sai, biết người tốt kẻ xấu… ; chữ “nhất” thể hiện con người toàn tâm toàn ý, lập trường kiên định ,nhất quán…và cuối cùng là chữ “tâm “, một trái tim hồng tươi, người có Đức phải có Tâm… Một ông đồ râu tóc bạc phơ mà kiến thức về Tài về Đức, về Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín như đã ngấm sâu vào máu , mỗi nét chữ của ông như rồng bay như Phượng múa, như vẽ lên chân dung của người có Đức. Thật cảm phục , tôi sung sướng, hạnh phúc nhận chữ Đức của ông, tôi thấy trong ông phảng phất hình bóng của cha tôi khi dạy tôi về đạo Đức

Từ lần xin chữ Đức, ông giúp tôi cảm nhận sâu sắc hơn về chữ nghĩa của cha ông mình , mỗi chữ mang đầy hàm ý văn hoá giáo dục và tạo cho tôi sự yêu thích thư pháp , đặc biệt tôi yêu thích chữ của ông Lê Thiên Lý. Tôi không chỉ đến xin chữ ông dịp Tết đến Xuân về , mỗi khi có thời gian tôi lại đến thăm ông . Trong ông , như có nguồn năng lượng vô tận , lịch trình hàng ngày đây đặc , khi thì đi cho chữ ở làng nghề ở trong thành phố, khi đi cho chữ ở lễ hội, khi đi dự khai trương cơ sở sản xuất , đi cho chữ ngôi chùa mới xây dựng… đi lại đi… nhưng khi gặp ông ở nhà lại thấy bút lông , mực tầu , giấy đỏ , viết chữ gửi cho khách yêu chữ ở trong Nam ngoài Bắc , gửi đi Hàn quốc , Nhật Bản…ông bảo thông qua thư pháp người ta hiểu nhau , tìm đến với nhau

Thư pháp đã tồn tại từ hàng ngàn năm , thư pháp có các thể triện , lệ, hành , Khải , thảo , có những thể niêm luật quá chặt chẽ cảm giác khô cứng gò bó, làm con người ta như bị gò bó , không sáng tạo . Sau nhiều ngày đêm nghiền ngẫm , sau nhiều năm tháng tìm tòi , trăn trở , ông đã sáng tạo ra hai thể thư pháp mới , đó là thể Nhân diện thư và thể Vật điểu thư vô cùng biến hoá và sống động. Nhân diện thư là viết chữ đặc tả thần thái của nhân vật , nhìn chữ Nhâm Dần qua khuôn mặt người chiến sĩ, người công nhân, người nông dân sinh động, đáng yêu làm sao. Bài thơ “ Nguyên tiêu” của Nguyễn Ái Quốc được ông viết theo thể vật điểu thư mỗi chữ là một chú chim đang tung cánh , cả bài thơ như một đàn chim sải cánh ca hát trên bầu trời tự do

Xuân này ông viết chữ Nhâm Dần qua hình tượng mãnh hổ đầy vũ, đầy dũng ,như đang gầm vang, mong muốn đất nước “ Bách sự thành công, cát tường như ý “. Ông có một hoài bão, đó là đào tạo đội ngũ những nhà thư pháp tương lai cho Hải Phòng, để cùng ông, góp sức làm phong phú thêm nét đẹp văn hoá của thành phố , thành phố đang vươn mình khởi sắc- thành phố cảng “ Trung Dũng , quyết thắng”. Một ngày nào đó , nếu có cơ duyên , tôi xin làm học trò nhỏ của ông, để nghe ông giảng giải về chữ nghĩa của cha ông mình, về đạo Đức về nhân cách,để học Thư pháp của ông- nhà thư pháp số một Việt Nam. Ông Lê Thiên Lý- nhà thư pháp , một người nặng lòng vì Thư pháp Việt.

Lưu Văn Thuấn

 

Bài viết khác

Tác giả: minhtri