Đã nhiều năm gắn bó với Câu lạc bộ Nghệ nhân Làng nghề thành phố Hải Phòng, tôi được biết, rồi cảm mến Nghệ nhân Phạm Viết Dung dựng nghiệp phát triển kinh tế từ hai bàn tay trắng.
Phạm Viết Dung sinh năm 1990; tuổi thơ của anh gắn bó với vùng đất An Thái, An Lão, thành phố Hải Phòng. Gia đình đông anh em, bố mẹ lại mất sớm, vì thế cái đói, cái nghèo cứ bám diết gia đình, anh ở mộtlàng quê thuần nông. Được biết, trước đây, các cụ có nghề đẽo đá, đục cối, khắc bia, tạc tượng. Có duyên cộng với niềm đam mê với nghề, năm 13-14 tuổi, Phạm Viết Dung theo học đục, đẽo đá ở khu vực Núi Voi (xã Trường Sơn, huyện An Lão). Học đẽo đá là rất khó, bởi đá rắn, cần một sự kiên trì nhẫn lại. Những ngày đầu cầm đến đục, đến búa gõ vào những tấm đá xanh rắn trắc, đã cứ trơ trơ không theo ý muốn, nhiều khi còn đánh búa vào tay, đau buốt. Nhưng Phạm Viết Dung không nản lòng, quyết tâm theo học nghề đẽo, tạc đá. Những khối đã trước đây cứ trơ trơ, nay đã dần theo ý muốn của đôi tay Dung, những viên đá đã được thổi hồn, ngày một sống động hơn. Không dừng lại ở học thành thạo, Phạm Viết Dung tìm hiểu, vào tận trong Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quy Nhơn…để học đẽo, tạc tượng, con giống, phù điêu; cũng từ học hỏi ở nhiều nơi mà Dung có thêm những kinh nghiệm, trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống.
Khi tay nghề đã khá vững, năm 2011, Phạm Viết Dung cùng em trai là Phạm Viết Thơ mở xưởng chế tác đá mỹ nghệ mang tên “An Thái Phát” với diện tích là 550 m2. Với quyết tâm vượt qua khó khăn, Phạm Viết Dung bồi hồi nhớ lại những ngày đầu, không có vốn mà nhận được việc, nhiều khi phải vay nóng lãi ngày lên đến 7%; dần qua thời gian đến nay đã có nhà xưởng, cẩu trục, máy sẻ, máy CNC và vật liệu lên đến hàng tỷ đồng…, dự kiến đầu tư thêm máy sẻ tự động, máy CNC nữa. Nguồn đá được Xưởng An Thái Phát lấy từ Thanh Hóa (đá xanh), đá vàng (Nghệ An), đá đem (Đắc Nông, Đắc Lắc)…mỗi năm tiêu thụ khoảng 300 m3. Sản phẩm là: Tượng, phù điêu các loại; các con giống bằng đá như sư tử, chó đã, ngê đá, voi đá; mỹ nghệ tâm linh như lăng mộ, bia đá, nhà thờ đá…Tiếng lành đồn xa, những sản phẩm của Xưởng An Thái Phát đã đến với những công trình: Quần thể bia đã Khu di tích Bạch Đằng Giang (Thủy Nguyên), tượng,tường bao, vỉa hè công viên,chùa Lạc Viên (Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng). Không chỉ dừng lại ở những công trình trong thành phố, mà nhiều công trình của An Thái Phát đã vượt ra ngoài thành phố với những công trình: đá bó vỉa, ốp lát công viên Phú Quốc; quần thể Chùa Thanh Vân (Thái Bình), đá trang trí khu tổ hợp lan can Đại Từ, Bắc Ninh…rồi đến các công trình ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, sơn la ,Bắc Giang, Hà Nội,quảng bình,quảng trị…
Năm 2021, thực hiện Chương trình “Bình chọn sản phẩm Làng nghề Hải Phòng tiêu biểu″ – Xét tặng Danh hiệu “Bàn tay vàng” Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng, Nghệ nhân Phạm Viết Dung đã tự tay làm một tác phẩm “Thạch đồ bàn Việt Nam” từ đá nguyên khối có nguồn gốc từ hang động Cẩm Thủy, Yên Lâm, Thanh Hóa thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Thạch đồ bàn từ nguyên sơ như khắc hình Bản đồ đất Việt từ hàng tỷ năm trước. Nghệ nhân chế tác thạch đồ bàn thành bản đồ Việt Nam với đầy đủ biển, đảo và dải chiều dài đất nước. Thạch đồ bàn Việt Nam có chiều dài 160 cm, rộng 90m, cao 60 cm, nặng 1,35 tấn. Tác phẩm này được Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng trao bằng công nhận “Bàn tay vàng” năm 2021.
Xưởng An Thái Phát duy trì hoạt động, bảo đảm công ăn việc làm cho 15-20 công nhân với mức lương trả 450.000 đồng/công đối với thợ làm gia công thủ công, 800.000 đồng/công đối với thợ có tính kỹ thuật, mỹ thuật cao, theo các công trình gia công lắp ghép. Theo Nghệ nhân trao đổi, mỗi năm Xưởng An Thái Phát thu về 500, đến 700 triệu đồng trừ tất cả các khoản đóng góp theo quy định với Nhà nước và địa phương. Gần 10 năm qua, với quan điểm vừa làm vừa học, học lý thuyết kết hợp chặt chẽ với học thực hành tại chỗ, xưởng An Thái Phát do Nghệ nhân Phạm Viết Dung làm chủ đã đào tạo nghề đã mỹ nghệ được trên 50 người; trong số đó có nhiều người đã trưởng thành và mở xưởng làm riêng.
Trao đổi về những kinh nghiệm, Nghệ nhân Phạm Viết Dung bộc bạch: “Chế tác đã mỹ nghệ đòi hỏi tính kiên trì, tính kỹ thuật và mỹ thuật cao. Nhất làlàmvề lĩnh vực tâm linh ,mình còn trẻ phải dốc sức tận tâm,ở xưởng không có chủ với thợ mànhư anh emcùng làm nên trong đầu ai cũng khắc ghi câu phương ngôncủa xưởng Tận Tâm Với Đời.
Còn về công việcBài học là, mạnh dạn đầu tư, kiên trì học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để có những sản phẩm bền, đẹp, đáp ứng mọi như cầu của thị trường,”.
Khi nói về Nghệ nhân Phạm Viết Dung, ông Nguyễn An Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng cho biết: “Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng đánh giá cao tinh thần vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế gia đình, tạo công ăn việc làm, tạo nghề cho nhiều người của Nghệ nhân Phạm Viết Dung”.
Trần Quốc Huy
Phó Tổng thư ký Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng