Nghệ nhân thư pháp Làng nghề Hải Phòng sinh sống tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương góp phần phát huy truyền thống văn hóa trong tình hình mới

Trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, trong điều kiện đại dịch bệnh Coovit -19 được đẩy lùi, cả nước tập trung phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường mở rộng hợp tác trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng, mà thường xuyên, trực tiếp là ông Nguyễn An Hưng, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề TP. Hải Phòng, tiếp tục đẩy mạnh kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức để đáp ứng với sự phát triển trong tình hình mới; nhất là, rất quan tâm đến xây dựng và phát triển đội ngũ nghệ nhân làng nghề, trong đó có nghệ nhân thư pháp, điều đó càng có thêm động lực để các nghệ nhân phấn đấu vươn lên.

Nhìn lại năm qua 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, các nghệ nhân khối nội thành nói chung, nghệ nhân thư pháp làn nghề TP Hải Phòng đang sinh sống tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương nói riêng, tích cực duy trì hoạt động thư pháp và đã có nhiều thành tích và kết quả tốt đẹp, góp phần vào thành tích chung của Nghệ nhân Làng nghề thành phố Hải Phòng.

Qua theo dõi, gặp gỡ trực tiếp, Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng nhận thấy, nhìn chung các nghệ nhân thư pháp ở các tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương đều yêu thích và quý trọng chữ Thánh hiền, yêu cái chân – thiện – mỹ, mong muốn kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong điều kiện mới.

Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và giá trị của nghề nghiệp, làng nghề, nghệ nhân, trong đó có nghệ nhân thư pháp, các nghệ nhân tích cực tham gia tặng chữ để cùng nhân dân đón xuân mới Quý Mão, xuân Giáp Thìn và nhiều sự kiện trọng đại, lễ hội truyền thống của đất nước, tỉnh, thành phố, địa phương.

Cùng với tặng chữ, nhiều nghệ nhân thư pháp tích cực tham gia truyền thụ tinh hoa dân tộc, giảng dạy ở nhiều trung tâm, nơi thờ cúng những người có công với dân với nước. Nhiều nghệ nhân tích cực tham gia các hoạt an sinh xã hội, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Mỗi nghệ nhân thư pháp có thể tự hào về các nghệ nhân thư pháp ở các tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh và Hải Dương trong thời gian qua.

Nghệ nhân Dương Đình Nghiệp – thủ đô Hà Nội: trong điều kiện hơn 30 năm nay chỉ đứng và nằm, không thể ngồi vẫn tích cực tham gia viết thư pháp rất nhiều các sự kiện cho tất cả các trường học ở Hà Nội; đang đề nghị kỉ lục gia Việt Nam về chữ Hán 3D nghệ thuật; tổ chức ôn luyện cho các cháu thi vào lớp 10 công lập, tốt nghiệp THPT, đại học cao đẳng; được Giấy khen vì sự nghiệp cống hiến và phát triển UNESCO; được nhận bằng nghệ nhân “Vì sự nghiệp phát triển và bảo tồn văn hóa dân tộc” tại Văn phòng Chính phủ, là “Người tốt – Việc tốt” của Thủ đô.

Nghệ nhân Đỗ Tuấn Hải – Thủ đô Hà Nội: tích cực tham gia nhiều sự kiện tại địa danh đặc biệt Văn Miếu Quốc Tử giám; tặng chữ đầu năm cho hành khách tại sân bay nội bài; giảng dạy thư pháp tại Đền Trấn Vũ (quận Long Biên, Hà Nội), giao lưu thư pháp với nhiều câu lạc bộ thư pháp.

Nghệ nhân Vũ Quang – Thủ đô Hà Nội trực tiếp tham gia viết thư pháp tặng tại Côn Đảo, Lũng Cú Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền thờ Thầy Chu Văn An, giao lưu nhiều hội Xuân vùng Kinh Bắc.

Nghệ nhân Nguyễn Huy Quang – Thủ đô Hà Nội tham gia, viết chữ nóc nhà câu đầu cho miếu thôn (làm công đức), tặng chữ miễn phí cho du khách tham quan Chùa Cao (Chùa Thầy), tham gia các hoạt động của cơ quan và địa phương phát động.

Nghệ nhân Tân Văn Hậu – tỉnh Bắc Ninh: tích cực tham gia các hoạt động thư pháp của địa phương, tặng chữ thư pháp cho nhân dân khi Tết đến xuân về; đã kết hợp với các thầy có tâm huyết trên thành phố Bắc Ninh mở 1 lớp học Hán – Nôm và thư pháp (lớp học miễn phí) dành cho các cháu là học sinh, học và một số người đam mê học tthư pháp; tích cực tham gia hoạt động văn hóa xã hội của địa phương.

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Bảo – tỉnh Bắc Ninh tham gia tặng chữ tại nhiều trường tổ chức như trường Sbiti (Hà Nội), Hoàng Hoa Thám, Trần Quốc Toản, Quang Châu (Bắc Ninh), hội chợ xuân tại thành phố Việt trì (Phú Thọ); tặng chữ hội chữ xuân tai chùa Bút Tháp; tặng chữ cho các đồng chí lãnh đạo tinh và các học sinh giỏi cấp tỉnh, các dòng họ khoa bảng của tỉnh Bắc Ninh, duy trì lớp học thư pháp tại nhà và hiện đã khai giảng lớp thư pháp hán nôm Kinh Bắc khoá 1 tại thành phố Bắc Ninh; tham gia dịch thần tích gia phả dòng họ Nguyễn, Dương, Ngô.

Nghệ nhân Vũ Văn Phú – tỉnh Bắc Ninh: tích cực tham gia hoạt động văn hóa tâm linh, lễ hội tại Bắc Ninh, Huế và Nam Định; hoạt động tìm về cội nguồn của khu di tích lịch sử Cổ Loa; giao lưu thư pháp với Hội thư pháp Văn Lâm (Hưng Yên), nghệ nhân Nguyễn Quốc Bảo; giao lưu dịch thuật cho một số trang mạng xã hội.

Nghệ nhân Đoàn Ngọc Quỳnh – tỉnh Hải Dương Mở lớp dạy viết thư pháp; tham gia hoạt động tặng chữ thư pháp tại phố đi bộ thành phố Hải Dương; tặng chữ tại khu đi tích trong dịp hội xuân; tham gia các hoạt động trải nghiệm do ngành giáo dục trong tỉnh tổ chức; phối kết hợp với Trung tâm Văn hóa thành phố Hải Dương thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ Văn hóa giáo dục và nghệ thuật. Trong khuôn khổ một bài viết, không thể thể hiện đầy đủ hết được những đóng góp của các nghệ nhân thư pháp, nhưng chúng ta thấy rất rõ rằng, các nghệ nhân thư pháp Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương đã và đang rất tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, trau dồi tri thức, rèn luyện kỹ năng thư pháp để giấy đỏ bừng lên hồn dân tộc trong điều kiện mới.

Tuy nhiên, nghiêm túc nhìn lại trong năm qua, bên cạnh những hoạt động tích cực và những thành tích đã đạt được, nghệ nhân khối nội thành thành phố Hải Phòng nói chung và nghệ nhân thư pháp các tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương cũng còn những hạn chế nhất định: Đó là sự kết nối, chia sẻ giữa các nghệ nhân chưa thường xuyên, chưa thật sự gắn kết nghệ thuật thư pháp với các ngành nghề, các sản phẩm; rèn luyện kỹ năng nghề của một số nghệ nhân còn hạn chế…

Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định trong hội nghị văn hóa toàn quốc: “Văn hóa còn, dân tộc còn, văn hóa mất, dân tộc mất”. Trong buổi gặp mặt nghệ nhân, thợ giỏi toàn quốc, Chủ tịch nước mong mỏi: “…các nghệ nhân, thợ giỏi kiên trì con đường lao động nghệ thuật, tôn vinh hơn nữa văn hóa Việt, vừa bảo tồn, phát triển kỹ năng nghề, vừa bồi dưỡng, phát triển lớp người kế cận, tính toán đến việc truyền nghề cho các thế hệ tiếp nối”.

Năm 2024 và những năm tiếp theo, cả nước tiếp tục thực hiện Quyết định số 80 của Thủ tướng Chính phủ về Triển khai Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề thành phố Hải Phòng đến năm 2030. Đây là một tín hiệu rất vui đến với các làng nghề truyền thống nói chung và nghệ nhân thư pháp nói riêng.

Từ đặc điểm, tình hình trên, nghệ nhân làng nghề nói chung và nghệ nhân thư pháp nói riêng, trong đó có nghệ nhân thư pháp các tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm dưới đây:

Một là, tiếp tục làm tốt công tác truyên truyền để khẳng định vai trò, vị thế của các nghệ nhân trong sự nghiệp bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống đến năm 2030 và những năm tiếp theo, các nghệ nhân làng nghề trong thời kỳ mới; trước hết là thấm sâu Quyết định số 80 của Thủ tướng Chính phủ về bảo tồn, phát triển nghề truyền thống đến năm 2030.

Hai là, tiếp tục tăng cường kiện toàn tổ chức Nghệ nhân thư pháp nói chung, nghệ nhân thư pháp các tỉnh, thành phố bạn nói riêng bảo đảm đoàn kết, trí tuệ, sáng tạo, để mỗi nghệ nhân thư pháp chúng ta được tham gia vào câu lạc bộ nghệ nhân là niềm vinh dự, tự hào, từ đó thúc đẩy sự rèn luyện, phấn đấu tạo nhiều sản phẩm, dịch vụ cho xã hội.

Ba là, làm tốt kết nối, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tiềm năng, lợi thế giữa các nghệ nhân thư pháp trong hoạt động phát huy những giá trị nghệ thuật thư pháp truyền thống trên địa bàn thành phố Hải Phòng và nhiều tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Lao Cai, Hải Dương, Hưng Yên…

Cụ Nguyễn Công Trứ cũng đã từng răn dạy: Làm trai sống ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông. Điều này rất có ý nghĩa với các nghệ nhân thư pháp chúng ta.

Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng luôn mở rộng để xây dựng và phát triển các nghệ nhân làng nghề, trong đó có nghệ nhân thư pháp. Vì vậy, các nghệ nhân tiếp tục tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng để cho những cá nhân có đủ điều kiện rèn luyện, đăng ký và làm hồ sơ được công nhận là nghệ nhân Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng năm 2024 và những năm tiếp theo.

Đại tá, Thạc sỹ, Nghệ nhân thư pháp Trần Quốc Huy

                   Phó Tổng thư ký Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng

Bài viết khác

Tác giả: minhtri